Chủ đề: Bổ sung acid folic như thế nào cho bà bầu là đúng chuẩn khoa học

Bổ sung acid folic cho bà bầu là việc rất câng thiết. Tuy nhiên bà bầu nên bổ sung acid folic từ khi nào? bao nhiêu? Và bằng cách nào thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc trên.
1. Vì sao bà bầu cần bổ sung acid folic

Acid folic là dạng hòa tan của vitamin B9, có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể.
Cùng với sắt, acid folic là thành phần không thể thiếu tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Thiếu acid folic là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm sức đề kháng; nguy cơ sảy thai, sinh non cao,..Trẻ sinh ra cũng bị nhẹ cân, chậm phắt triển trí não và có nguy cơ bị tự kỷ.
Đặc biệt, acid folic là chất không thể thiếu để bảo vệ trẻ tránh bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống, vô sọ- đây là một dị tật thường xảy ra trong 7 tuần đầu của thai kỳ do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn.
2. Bà bầu bổ sung acid folic cho bà bầu từ khi nào
Ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ đã bắt đầu được hình thành, thiếu acid folic trong giai đoạn này có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Theo kết quả của các nghiên cứu, nếu mẹ được bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai có thể làm giảm 70% nguy cơ xảy ra dị tật ống thần kinh của trẻ. Do đó, mẹ bầu đã nên bổ sung acid folic hàng ngày ngay từ khi có kế hoạch mang thai*.
Tuy nhiên, đa số các bà mẹ chỉ biết mình mang thai khi thai nhi đã được 2–3 tuần nên việc bổ sung acid folic lúc này đã tương đối chậm. Vì vậy, theo khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên chủ động bổ sung acid folic mỗi ngày.
3. Bổ sung acid folic bao nhiêu là đủ
Trung bình, nhu cầu acid folic mỗi ngày ở người bình thường là 180–200 mcg, ở phụ nữ có thai, nhu cầu này tăng lên 400–600mcg để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào thai nhi cũng như tăng kích thước tử cung của mẹ.
Tùy theo thể trạng của mỗi người mà liều lượng acid folic cần bổ sung có thể khác nhau. Theo khuyến cáo chung, lượng acid folic cần bổ sung trong từng giai đoạn của thai kỳ như sau:
Phụ nữ chuẩn bị mang thai*: 400 mcg/ngày.
Phụ nữ có thai: 600 mcg/ngày.
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú: 500 mcg/ngày.
Mặc dù acid folic rất cần thiết trong dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu nhưng không vì vậy mà có thể sử dụng một cách tùy ý. Sử dụng quá liều acid folic có thể gây ra tác hại đối với cơ thể như suy giảm miễn dịch, tế bào tăng trưởng quá mức - đặc biệt nguy hiểm với những mẹ có khối u, làm cho khối u tăng trưởng nhanh hơn.
4. Bà bầu bổ sung acid folic bằng cách nào?
4.1 Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt như:
· Cam: giàu acid folic, chất xơ và vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt và giảm táo bón hiệu quả.
· Sữa và các chế phẩm từ sữa: bổ sung acid folic, protein và canxi rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
· Măng tây: là thực phẩm chứa hàm lượng acid folic cao nhất.
· Bông cải xanh: chứa hàm lượng acid folic cao, ăn nhiều giúp hạn chế táo bón ở me.
· Các loại đậu: rất giàu acid folic, đặc biệt là đậu tương; ngoài ra, còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể ( đạm, khoáng,..)
· Bơ: mỗi quả bơ có khoảng 180 mcg acid folic; ngoài ra,trong bơ có hàm lượng acid ở việt nam có thể chơi bet365 không?_bet365 chau a_cá cược thể thao bet365o omega 3 cao rất tốt cho não trẻ.
· Trứng: lòng đỏ trứng gà chứa nhiều acid folic, sắt và các vitamin A, vitamin D…
4.2 Sử dụng thuốc bổ sung acid folic
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm thuốc để bổ sung trực tiếp lượng acid folic cần thiết theo khuyến cáo đã đã nêu trên.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
· Nên uống thuốc giữa hai bữa ăn. Tránh sử dụng thuốc quá liều hoặc lâu hơn so với chỉ định.
· Không nên uống thuốc với cà phê, trà, rượu vì sẽ làm giảm hấp thu thuốc.
· Khi uống acid folic có thể gây táo bón. Vì vậy, để phòng tránh, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, trái cây, rau củ…
Mang thai là một hành trình hạnh phúc nhưng cũng đầy thách thức. Chúc mẹ có đủ sức khỏe và kiến thức để cùng con yêu khôn lớn.

Chủ đề liên quan

Bạn có chủ đề muốn thảo luận?
Thêm chủ đề
Quản lý chủ đề
 Thành viên nổi bật trong tuần
  • Loan Thanh
    • 802 chủ đề | 
    • 32072 trả lời
    tích lũy được 8618 điểm
    1
  • Phạm Ngọc Ánh
    • 930 chủ đề | 
    • 10311 trả lời
    tích lũy được 7381 điểm
    2
  • Mẹ Bin Bo
    • 412 chủ đề | 
    • 9603 trả lời
    tích lũy được 7172 điểm
    3
  • Mẹ Suti
    • 987 chủ đề | 
    • 12490 trả lời
    tích lũy được 6738 điểm
    4
  • Kim Thoa Bui Thi
    • 801 chủ đề | 
    • 10132 trả lời
    tích lũy được 6058 điểm
    5
 Kết nối facebook
 TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT