Chủ đề: Phát hiện và điều trị bệnh sởi

Mùa nắng nóng cũng là mùa để các bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây nan rất nhanh. đặc biệt là trẻ em. trong các bệnh truyền nhiễm phải kể tới là bệnh sởi. ​Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.

  • Tại sao bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng?

– Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.  đặc biệt là thời gian giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè.
– Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.
– Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.

  • Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng

+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

  • Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Khó thở, thở nhanh.
– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

 

  • 1 Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
– Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của BS bác sĩ.
– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
– Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
– Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
– Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.
Lưu ý:

  • Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
  • Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
  • Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.

– Bổ xung sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt:
+ Trẻ dưới 6 tháng      : uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6- 12 tháng        : uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.
Trong trường hợp thiếu Vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.

  • Phòng bệnh.

5.1. Tiêm vac xin.
– Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.
– Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
– Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
– Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
5.2. Vệ sinh cá nhân và môi trường
– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.
– Tránh tối đa việc dụi mắt,mũi.
– Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
– Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Chủ đề liên quan

Bạn có chủ đề muốn thảo luận?
Thêm chủ đề
Quản lý chủ đề
 Thành viên nổi bật trong tuần
  • Loan Thanh
    • 802 chủ đề | 
    • 32072 trả lời
    tích lũy được 8615 điểm
    1
  • Phạm Ngọc Ánh
    • 930 chủ đề | 
    • 10311 trả lời
    tích lũy được 7381 điểm
    2
  • Uyen Van
    • 456 chủ đề | 
    • 8896 trả lời
    tích lũy được 6834 điểm
    3
  • Mẹ Suti
    • 987 chủ đề | 
    • 12490 trả lời
    tích lũy được 6739 điểm
    4
  • Kim Thoa Bui Thi
    • 801 chủ đề | 
    • 10132 trả lời
    tích lũy được 6058 điểm
    5
 Kết nối facebook
 TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT